PGS-TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang có thuận lợi lớn. GDP của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chi tiêu cho sức khỏe của người Việt ngày càng cao, bởi thế, doanh nghiệp ngành dược có nhiều dư địa để phát triển.
Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính tăng từ 2,7 tỷ USD năm 2015 lên 7 tỷ USD vào năm 2022, dự báo đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2026.
Bên cạnh đó, PGS-TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cũng có nhận định, ngành dược Việt Nam đang có thuận lợi lớn. GDP của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chi tiêu cho sức khỏe của người Việt ngày càng cao, bởi thế, doanh nghiệp ngành dược có nhiều dư địa để phát triển.
Tuy nhiên, đứng trước cơ hội phát triển lớn, các doanh nghiệp dược trong nước đồng thời lại phải chịu thách thức ngay trên “sân nhà”. Bởi dù có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 – 12%/năm, thì doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo trong thị trường dược phẩm, cán cân thị trường dược phẩm vẫn nghiêng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI).
Với một thị trường béo bở nhưng sức cạnh tranh khốc liệt, muốn mở rộng thị trường kinh doanh, doanh nghiệp Việt phải có những động thái “phản công” mạnh mẽ để giành lại thị trường. Bên cạnh các chiến lược trọng tâm như: đầu tư, nâng cấp mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc; tập trung xây dựng nhóm hàng chiến lược có doanh số lớn, lợi nhuận cao; đẩy mạnh hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm; … thì các doanh nghiệp Việt đều đang nỗ lực mở rộng hệ thống phân phối, thâm nhập sâu hơn vào từng ngõ ngách của thị trường. Đó cũng là con đường mà một đơn vị tên tuổi như Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Bepharco) đang thực hiện.
Trong giai đoạn sắp tới, cùng với sự mở rộng quy mô công ty, Bepharco quyết tâm “giành lại” thị phần trong nước và từng bước phấn đấu trở thành 1 trong 5 công ty phân phối dược hàng đầu Việt Nam. Bài toán đặt ra cho Bepharco lúc này là đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa cả công ty trong nước và quốc tế, làm thế nào để Bepharco có thể đạt được mục tiêu Top 5 đã đề ra trước đó?
Câu trả lời nằm ở chính hệ thống phân phối của Bepharco. Sở hữu mạng lưới nhân viên kinh doanh thị trường gần 500 nhân sự, phủ rộng 63/63 tỉnh thành chính là một điểm mạnh của doanh nghiệp dược này so với các đối thủ cùng ngành khác.
Trao đổi với MBW, anh Lê Đình Hưng – Trường phòng IT Bepharco cho biết: “Đội ngũ gần 500 nhân viên kinh doanh thị trường chính là cánh tay đắc lực để công ty đạt được mục tiêu gia tăng thị phần trong nước. Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt lưu tâm tới quản lý và giám sát đội ngũ nhân lực này. Bởi khi Salesman không được quản lý tốt, họ có thể không thật sự làm việc, từ đó bỏ lỡ cơ hội kinh doanh quan trọng hoặc không tận dụng tối đa tiềm năng của thị trường. Điều này có thể làm mất cơ hội cạnh tranh và giảm lợi nhuận của công ty”.
Hiểu được tính quan trọng của việc quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên thị trường, phân tích xu hướng hiện tại công nghệ có thể giúp chuyển đổi kinh doanh, gia tăng thị phần nhanh nhất, anh Lê Đình Hưng bắt đầu tìm hiểu về các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. Lúc này, MobiWork DMS chính là giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu quản lý, giám sát nhân viên thị trường của Bepharco.
Áp dụng MobiWork DMS hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng đổi mới mạnh mẽ cho dược phẩm Bến Tre. Bởi không chỉ cải tiến vấn đề giám sát, phần mềm DMS này còn đem lại sự cải cách đáng kể cho toàn bộ hệ thống phân phối.
Hiện tại Bepharco mới chỉ áp dụng MobiWork DMS để quản lý tuyến bán hàng và giám sát nhân viên thị trường là chính. Trong tương lai sẽ áp dụng thêm chức năng bán hàng và quản lý kho. Bởi theo anh Lê Đình Hưng lý giải, việc thay đổi thói quen làm việc của nhân viên không phải dễ và cần có thời gian để mọi người thành thạo phần mềm. Vì vậy các tính năng của phần mềm sẽ được áp dụng dần dần, hệ thống phân phối cũng theo đó được cải thiện.
Về phía đơn vị cung cấp phần mềm MobiWork DMS, chị Đào Thanh Trúc, Trưởng phòng Kinh doanh MBW, cho biết thêm: “MBW sẽ luôn lắng nghe những phản hồi từ Bepharco để góp ý và hiệu chỉnh phù hợp với từng giai đoạn triển khai giải pháp MobiWork DMS tại doanh nghiệp. Với kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 4.500 doanh nghiệp Việt ở mọi quy mô và lĩnh vực, MBW cam kết hỗ trợ Bepharco nói riêng và các đơn vị phân phối dược phẩm nói chung vững bước trong kỷ nguyên số”.
Công cuộc giành lại thị phần từ tay các “ông lớn” có vốn đầu tư nước ngoài là cả một hành trình dài và nhiều thách thức, đòi hỏi Bepharco cũng như các doanh nghiệp dược trong nước phải kiên trì, sáng suốt và nhạy bén. Đầu tư vào công nghệ, loại bỏ các yếu tố quản lý thủ công chính là bước đi đúng hướng để giành lại thị phần cho các doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất và phân phối đừng quên đăng ký tư vấn để nhận đầy đủ thông tin, tài liệu, tham khảo lộ trình triển khai MobiWork DMS nhé!
Hotline | Zalo tư vấn : 0966 309 237 (Ms Trúc - Trưởng phòng Dự án)
Quét mã QR Zalo để được tư vấn :
Nhận xét
Đăng nhận xét